Công ty thương mại là gì? Các loại doanh nghiệp thương mại?

August 29, 2023

Doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam nói chung và trên cả nước nói riêng đi lên. Vậy bạn đã hiểu rõ hết về loại hình doanh nghiệp này cũng như cách phân loại các bạn hãy cùng xem ngay bài viết sau đây đã được chúng tôi đưa ra nhé.

Doanh nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp thương mại là một trong những loại hình đã được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và đã có những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt liên quan tới các loại hàng hoá, hình thức hoạt động. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp được tốt nhất.

Doanh nghiệp thương mại cần có những yêu cầu nghiêm ngặt gì?
Doanh nghiệp thương mại đã được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu nghiêm ngặt

Các công ty thương mại được hiểu là những tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch và được thành lập hoặc vẫn đang trong quá trình thành lập dựa theo những quy định của pháp luật. Hình thức thông qua loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần hay các công ty hợp danh với mục đích kinh doanh hoạt động liên quan tới việc trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức.

Chức năng của doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại mang tới rất nhiều chức năng nổi bật, có thể kể đến như:

  • Đây được xem là cầu nối trung gian giữ những doanh nghiệp sản xuất với thị trường hàng hoá, tiêu dùng. Các sản phẩm của doanh nghiệp thương mại sẽ giúp phát triển, phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ ở trên thị trường. Thông qua đây giúp đưa ra những định hướng đáp ứng được về mọi yêu cầu tốt nhất.
  • Doanh nghiệp thương mại thực hiện nhiệm vụ củng cố, nâng cao về chất lượng của sản phẩm nhờ vào việc tiếp thu ý kiến của mọi khách hàng. Từ đây sẽ giúp đưa ra những thay đổi thích hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng khác nhau.
    Công ty thương mại làm nhiệm vụ giải quyết về những mối quan hệ giữa những doanh nghiệp đối với khách hàng. Tất cả góp phần tạo nên 1 dây chuyền hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt được những hiệu quả cao nhất.
  • Các doanh nghiệp thương mại còn được xem là một mô hình kinh doanh rất hiệu quả để giúp cho những doanh nghiệp khác tham gia trên thị trường được phát triển nhất.
Công ty thương mại giữ vai trò gì giữa doanh nghiệp sản xuất với thị trường
Công ty thương mại được xem là cầu nối trung gian giữa những doanh nghiệp sản xuất với thị trường hàng hoá và tiêu dùng

Vai trò của doanh nghiệp thương mại

Chắc hẳn có rất nhiều người đang thắc mắc vai trò, nhiệm vụ của doanh nghiệp là gì. Theo đó những công ty, doanh nghiệp này sẽ có trách nhiệm rất quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Hình thức hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến những mối quan hệ lớn trong xã hội giữa các hình thức cung, cầu với các loại chi phí sản xuất. Dưới đây là một số vai trò quan trọng mà bạn nên biết là.

  • Doanh nghiệp thương mại là cầu nối giữa những người sản xuất đối với người tiêu dùng. Đồng thời các tổ chức còn có vai trò điều chỉnh về tỷ lệ cân đối của việc phát triển đối với những ngành kinh tế - đời sống hiện nay.
  • Thúc đẩy cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện mở rộng và lưu thông sản phẩm, dịch vụ hàng hoá để giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đồng thời các tổ chức này còn góp phần tích luỹ xã hội để thực hiện thắng lợi cho những công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Từ đó giúp nền kinh tế nước nhà nhanh chóng hội nhập vào trong nền kinh tế toàn thế giới.
  • Doanh nghiệp thương mại giúp phân phối hàng hoá cân đối từ những nơi thừa tới nơi thiếu để đáp ứng về nhu cầu hưởng thụ của mọi người dân.
  • Giúp mở rộng thị trường, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài nhờ vào các hoạt động xuất nhập khẩu.
Vai trò của công ty thương mại giúp gì cho thị trường
Vai trò của doanh nghiệp, công ty thương mại là giúp phân phối hàng hoá trên thị trường cân đối

Phân loại về doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại được phân chia thành nhiều loại hình cụ thể khác nhau. Điển hình như:

1. Công ty thương mại chuyên môn hoá kinh doanh

Loại hình này chỉ thực hiện kinh doanh duy nhất một hàng hoá, sản phẩm cụ thể và thường tập trung cho những lĩnh vực, mặt hàng nhất định. Vì thế các doanh nghiệp rất chú trọng trong việc đầu tư mạnh mẽ về hệ thống cơ sở vật chất cũng như chất lượng của nguồn nhân lực. Nhờ vào những yếu tố này sẽ giúp tạo nên được chất lượng của sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên loại hình doanh nghiệp thương mại này cũng tồn tại nhược điểm nhất định. Vì chỉ kinh doanh duy nhất vào một loại hình hàng hoá, sản phẩm sẽ rất dễ khiến cho doanh nghiệp bị tụt hậu, không bắt kịp được xu hướng. Điều này sẽ khiến cho việc cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác sẽ khó khăn hơn.

Công ty chuyên môn hóa kinh doanh như thế nào?
Công ty chuyên môn hoá kinh doanh chỉ tập trung vào một mặt hàng, lĩnh vực nhất định

2. Công ty, doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp

Loại hình công ty này sẽ kinh doanh phát triển nhiều mặt hàng mang các công dụng và tính chất hoàn toàn khác nhau. Đặc điểm cơ bản là không cố định về các loại hàng hoá, sản phẩm. Tuỳ thuộc theo từng thời điểm doanh nghiệp có thể cung ứng ra thị trường nhiều mặt hàng khác nhau. Điều này góp phần tạo nên được tính linh hoạt, giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được về các nhu cầu sử dụng của thị trường.

Nhược điểm của doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp là việc tập trung vào phát triển sản phẩm, hàng hoá đòi hỏi cần có nhiều yêu cầu khác nhau. Khi đó các công ty cần phải đào tạo ra được những đội ngũ nhân viên có chuyên môn phù hợp với từng loại hình. Chi phí cũng như thời gian đào tạo lâu dài, tốn kém sẽ khiến ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Công ty thương mại kinh doanh đa dạng hoá

Đây là loại hình mở rộng của doanh nghiệp tổng hợp. Bên cạnh việc kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng các công ty này còn sản xuất, kinh doanh và hoạt động về lĩnh vực thương mại. Doanh nghiệp sẽ thực hiện rất nhiều khâu từ việc sản xuất cho tới lưu thông được hàng hoá. Chính vì vậy lợi nhuận thu được của loại hình này cũng rất cao.

Công ty thương mại kinh doanh đa dạng hoá đảm nhận nhiều công đoạn khác nhau từ sản xuất tới lưu thông

4. Doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư của nhà nước 100%

Loại hình doanh nghiệp thương mại này sẽ có nguồn vốn đầu tư hoàn toàn từ nhà nước nên sẽ chịu sự thành lập và quản lý của nhà nước. Khi đó doanh nghiệp được nhà nước cấp vốn và cần phải tự chịu trách nhiệm liên quan tới việc quản lý tài sản, bù đắp hay hưởng lợi nhuận dựa vào những mức vốn mà phía nhà nước cấp.

Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này là hoạt động do sự chi phối, quản lý từ nhà nước. Vì thế sẽ tạo nên sự gò bó và thiếu đi tính linh hoạt đối với quá trình kinh doanh.

5. Doanh nghiệp thương mại thành lập bởi các cá nhân, tổ chức khác

Loại hình công ty thương mại này sẽ do các cá nhân, tổ chức tự thành lập và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động thương mại của doanh nghiệp mình. Khi đó các cá nhân sẽ phải tự bỏ vốn kinh doanh và không có sự hỗ trợ bất kỳ nào từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Loại hình doanh nghiệp này được đánh giá khá là độc lập và tự do khi kinh doanh. Thế nhưng nếu chẳng may xảy ra rủi ro thì các cá nhân, tổ chức phải tự chịu trách nhiệm mà không được sự liên đới, hỗ trợ từ những tổ chức khác.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới bạn thông tin về doanh nghiệp thương mại. Hy vọng đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này. Để nắm thêm những điều thú vị về các tổ chức kinh doanh khác hãy cập nhật và theo dõi website của chúng tôi nhé.

Đồng Hành Cùng Chúng Tôi
Trở thành đối tác của chúng tôi để có cơ hội tiếp cận và thu hút hàng triệu khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC